1. Giới thiệu chung

Trung tâm Viễn thám và Geomatics (VTGEO) được thành lập ngày 28/10/1993, theo Quyết định của Viện trưởng Viện Địa chất (tiền thân là Phòng Địa mạo – Tân kiến tạo, Viện Địa chất – thuộc Trung tâm KHTN&CNQG). Đến nay với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các ứng dụng viễn thám và GIS, Trung tâm đang tiếp tục phát triển các ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu quản lý lãnh thổ; tiến hành nghiên cứu, quan trắc và tiến tới cảnh báo sớm tai biến trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá bằng công nghệ viễn thám; nghiên cứu địa mạo, địa động lực với công nghệ viễn thám.

Trung tâm VTGEO đang từng bước xây dựng hướng nghiên cứu ứng dụng dữ liệu siêu phổ trong nghiên cứu địa chất; tham gia các nhóm nghiên cứu, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong khoa học trái đất.

Cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh hiện có tại VTGEO khá phong phú bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

2. Chức năng và nhiệm vụ

- Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản viễn thám quang học và radar, Hệ thông tin địa lý và GPS trong lĩnh vực Địa chất môi trường, Quản lý và giảm nhẹ thiệt hại do tai biến thiên nhiên, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Đào tạo Viễn thám, hệ thông tin địa lý.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho các đề tài/dự án trong nước và quốc tế

3. Ban lãnh đạo

Giám đốc Trung tâm: TS, NCVC Trần Quốc Cường (từ 12/2017-nay)

Lãnh đạo các thời kỳ

TS, NCVCC Phạm Quang Sơn (Phó Viện trưởng, Giám đốc TT từ 2005-12/2017)

PGS, TS Phạm Văn Cự (Giám đốc từ 1997-2005)

Giáo sư Nguyễn Trọng Yêm (Viện trưởng kiêm nhiệm Giám đốc TT, 1993-1997)

TS, NCV Trần Quốc Cường (Phó giám đốc TT, 3/2010-4/2012)

KS, NCV Nguyễn Công Tuyết (Phó giám đốc TT, 1995-3/2010)

TS, NCVC Phạm Văn Cự (Phó giám đốc TT, 1995-1997)

TS, NCVC Nguyễn Xuân Đạo (Phó giám đốc TT, 1993-1995)

4. Hướng nghiên cứu, ứng dụng

- Ứng dụng viễn thám (radar và quang học) và GIS trong nghiên cứu: tai biến địa chất (trượt lở, lún đất, sụt đất, xói lở-bồi tụ, lũ lụt), địa chất môi trường, địa mạo.

- Ứng dụng viễn thám quang học trong nghiên cứu biến động lớp phủ, biến động rừng, cháy rừng.

- Ứng dụng viễn thám quang học trong nghiên cứu cấu trúc địa chất, tìm kiếm khoáng sản.

- Ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị; quản lý lưu vực sông.

- Phát triển các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu không gian.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu.